Bạn luôn tò mò muốn biết tại sao quảng cáo của đối thủ luôn hấp dẫn và “có vẻ” đem lại nhiều đơn hàng hơn bạn? Đừng ngần ngại phân tích vấn đề đó! Tất nhiên không phải bằng các biện pháp “không lành mạnh”, mà không đâu xa, Facebook và nền tảng social media luôn cung cấp cho bạn những thông tin về đối thủ của bạn qua chính những quảng cáo của họ. Dưới đây là vài lời khuyên để làm thế nào để có thể phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn thông qua quảng cáo trên Facebook.
1. Hãy để Facebook giúp bạn phân tích đối thủ cạnh tranh
Facebook cung cấp cho bạn một công cụ phân tích có sẵn ẩn sau các mẩu quảng cáo hấp dẫn trên Facebook. Đặc biệt công cụ này hiển thị công khai với tất cả mọi người. Bạn hoàn toàn có thể được Facebook tiết lộ lý do mà bạn nhìn thấy quảng cáo trên Facebook mỗi ngày bằng một thao tác rất đơn giản. Hãy chú ý, mỗi quảng cáo đều cho phép người sử dụng đưa ra phản hồi với một dấu “X” nhỏ ở góc trên bên phải (đối với quảng cáo ở cột phải) hoặc thông qua các dấu “V” ở góc trên bên phải (đối với mỗi quảng hiển thị trên Bảng tin của bạn).
Quảng cáo cột bên trái
Quảng cáo trên Bảng tin của bạn
Việc của bạn là bấm vào nút phản hồi này và lựa chọn “Tại sao tôi nhìn thấy quảng cáo này?”. Facebook sẽ cho bạn câu trả lời. Mục đích chính của nút phản hồi này trên Facebook nhằm hướng người dùng có thể trực tiếp phản hồi với Facebook về đánh giá của họ khi nhìn thấy quảng cáo trên bản tin. Nhờ công cụ này bạn hoàn toàn có thể xem được mục tiêu chiến lược mà đối thủ của bạn muốn tiếp cận khi đặt quảng cáo.
Lý do bạn nhìn thấy quảng cáo của nhà hàng lẩu nướng này!
Ví dụ như quảng cáo của Gri & Gri – buffet lẩu nướng trên đây, bạn có thể thấy họ đang muốn tiếp cận đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 22 đến 40, vị trí tại Hà Nội. Điều này dựa trên các thông tin mà bạn đã khai báo trên Facebook như ngày sinh nhật và nơi bạn đang sống. Nhờ chính những thông tin chuyên sâu này, bạn hoàn toàn có thể tinh chỉnh đối tượng mục tiêu mà bạn hướng tới tập dựa trên vị trí địa lý, nhân khẩu học, hành vi tìm kiếm hay sở thích của khách hàng. Từ đó tập trung đào sâu hơn các mục tiêu để nắm bắt khách hàng tốt hơn.
Một quảng cáo đơn giản của tiệm Gốm với mục tiêu là những khách hàng có sở thích về “Đồ gốm”.
Hay một ví dụ khác cho một quảng cáo mang tính “bủa vây” rất rộng của một Salon tóc, định hướng của cửa hàng này hoàn toàn không phải sở thích cá nhân hay nhân khẩu học (tuổi, giới tính…) mà mà hướng tập khách hàng có sở hữu điện thoại iphone 5S.
Từ những mục tiêu chiến lược của đối thủ trên, bạn có thể đánh giá được quảng cáo đó có hiệu quả hay không. Nếu không hiệu quả hãy tránh lặp lại điều đó. Còn nếu đó là một quảng cáo mang tính đột phá, hãy thử học hỏi họ để thay đổi chiến lược của bạn.
2. Hãy hành động giống như bạn đã trở thành Fan trung thành của đối thủ
Để hiểu được hành vi và chiến lược của đối thủ, bạn có thể tự biến bản thân mình thành một trong những “người hâm mộ” họ. Sử dụng sản phẩm và tiếp cận với đối thủ cạnh tranh, chắc chắn bạn sẽ có nhiều thông tin hơn về sản phẩm cũng như quy trình hoạt động. Vậy làm thế nào để hiểu đối thủ hơn?
Hãy theo dõi đối thủ cạnh tranh bằng cách ghé thăm trang web và trở thành khách hàng thường xuyên thích các thông tin trên Fanpage của họ. Nếu bạn là một khách hàng quan tâm, bạn sẽ có mặt trong danh sách khách hàng tiềm năng của họ. Điều này khiến bạn nhận được quảng cáo từ đối thủ thường xuyên hơn trên Facebook. Bạn có thể thấy điều này khi bấm vào nút “Tại sao tôi lại thấy quảng cáo này?“
Khi bạn là một phần của các đối tượng quảng cáo, bạn sẽ bắt đầu thấy nhiều hơn nữa các quảng cáo từ đối thủ cạnh tranh trên Bảng tin (newfeeds) của bạn. Thay vì chờ đợi để nhìn thấy các mẫu quảng cáo ngẫu nhiên, bạn sẽ thường xuyên thấy được quảng cáo của đối thủ một cách có chủ đích. Bạn sẽ nhận được nhiều thông tin về mục tiêu chiến dịch và xem những loại hình quảng cáo khác nhau cùng với lời kêu gọi hành động mà họ đang sử dụng.
Bạn sẽ thường xuyên thấy quảng cáo của một cửa hàng nếu đã từng ghé thăm website của họ
Quảng cáo của Facebook rất cụ thể và luôn hiển thị công cộng, bởi vậy bạn hoàn toàn có thể theo dõi từng hành động của đối thủ và có những bước đi phù hợp với sản phẩm của mình. Bên cạnh việc vào website hay fanpage của đối thủ, hãy thử nhấp vào “Quảng cáo này hữu ích” khi thấy quảng cáo – bạn thấy nhiều quảng cáo thường xuyên từ công ty đó hoặc xem quảng cáo tương tự của đối thủ khác. Bởi Facebook rất quan tâm đến việc người dùng muốn nhìn thấy gì và không muốn nhìn thấy gì. Nó sẽ tự động gửi một số quảng cáo đối thủ cạnh tranh của bạn thường xuyên tùy theo mong muốn của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu xa hơn nữa bằng cách bắt chước quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh của bạn. Nếu họ là một công ty B2C, hãy thử mua một sản phẩm của họ, bạn sẽ hiểu thêm về quy trình bán hàng và vận chuyển của công ty đối thủ. Hoặc nếu bạn đăng ký dùng thử miễn phí một dịch vụ SaaS, bạn sẽ nhận được quảng cáo theo cách truyền thống và các cuộc gọi chăm sóc khách hàng thường xuyên.
3. Một số mẹo nhỏ dành cho marketers
Đừng chỉ nên ngồi chờ các quảng cáo xuất hiện, hãy chủ động tìm kiếm chúng trên các kênh thông tin khác nhau. Một số công cụ có thể giúp bạn tìm kiếm các thông tin quảng cáo từ các kênh khác nhau như Adespresso.com với 15,000 mẫu quảng cáo khác nhau (từ nước ngoài) dựa trên các từ khóa, vị trí, công nghiệp, mục tiêu, hoặc các thuộc tính. Hoặc sử dụng công cụ nghiên cứu nội dung như Buzzsumo để tìm kiếm các nội dung trên website của đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn sẽ hiểu thêm về cách cách người dùng tương tác được với các nội dung cụ thể, bên ngoài các quảng cáo.
Thử tìm hiểu và phân tích các nội dung trên Adayroi.com
Ngoài ra, bạn có thể tham gia các group về Digital Marketing như: Digital Marketing A-Z, Cộng đồng iSocial,… để tìm kiếm hàng nghìn mẫu quảng cáo tại Việt Nam được các Marketers dày công thu thập.
Tổng hợp mẫu quảng cáo trong Digital Marketing A-Z
Với những mẹo nhỏ này, bạn có thể tìm hiểu các chi tiết mới về cách đối thủ cạnh tranh khi họ chạy quảng cáo trên Facebook. Nhưng Facebook chỉ đơn giản là một phần trong chiến lược marketing của họ. Đừng quên nhìn vào phần còn lại của chiến lược của đối thủ cạnh tranh của bạn để có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về những gì họ đang làm, hãy xem cách họ nâng cao giá trị của chính họ và mục tiêu cuối cùng mà họ nhắm đến.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các trên quảng cáo ngoài Facebook. Nhìn vào những gì đối thủ đang làm trên Twitter, Instagram,… để xem những loại chiến lược mà họ đang sử dụng trên nền tảng phương tiện truyền thông xã hội khác nhau. Ví dụ, trên Twitter, bạn có thể sử dụng Twitter danh sách các đối thủ cạnh tranh của bạn, do đó bạn có thể thấy những thông điệp của họ thường xuyên hơn.
4. Kết: Bạn nên làm gì với tất cả các thông tin đó?
Với một vài thủ thuật nho nhỏ, bạn sẽ hiểu thêm những điểm mạnh của đối thủ trong việc đưa ra các giá trị và tính năng cho người dùng. Đồng thời, bạn cũng sẽ có thể tìm thấy điểm yếu trong chiến lược quảng cáo của họ mà bạn có thể khai thác với mục tiêu tốt hơn hoặc một sân mạnh hơn.
Với những thông tin bạn đã lượm lặt được hãy sử dụng nó để xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh tốt. Đừng nên bắt chước đối thủ cạnh tranh của bạn bởi không có gì đảm bảo rằng những việc họ làm cũng có hiệu quả đối với bạn! Hãy thể hiện sự khác biệt và chứng minh rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: hisella.vn
Khatech Academy
TP. HCM: 208 Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông , Quận 7. Số 41 Đ2KDC Jamona Golden Silk
TP. Nha Trang: 43 Lê Hiến Mai (A5), P. Phước Hải, TP. Nha Trang
Điện thoại: 090.1919.787 – 0982.546.909
Email: info@khatech.com
Kết nối với chúng tôi qua:
Bài viết mới
KHOÁ HỌC AIMO – ỨNG DỤNG AI TRONG MARKETING ONLINE
KHÓA HỌC AI MASTER – TĂNG HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC VÀ THU NHẬP
Khóa Học Thiết kế Đồ Họa Quảng Cáo