5 yếu tố quyết định đến chiến lược kinh doanh
Chiến lược rối rắm hay đơn giản?
Ngày nay, chúng ta có thể nghe rất nhiều về hai từ chiến lược; có thể nghe ở mọi người, mọi cấp, mọi lúc, mọi nơi, có nhiều người nói thao thao bất tuyệt nhưng thật rối rắm khó hiểu, khó vận dụng, đặc biệt nếu ta chỉ cần hỏi lại 1 câu đơn giản: chiến lược là gì? Gồm những thành phần thành tố nào? Thì thường sẽ nhận được thái độ khó chịu, hay sự lúng túng của người nói mà không có câu trả lời thuyết phục và rõ ràng.
Vậy chiến lược là gì?
Hiểu một cách đơn giản, chiến lược là con đường (giải pháp, phương cách) giản lược nhất, phù hợp nhất, hiệu quả nhất giúp ta tương tác với Tam đối trong điều kiện và nguồn lực chủ quan hiện có, vượt qua môi trường hoạt động, kinh doanh khách quan, để chiến đấu và chiến thắng, chiếm lĩnh (đạt được) mục tiêu trong khoảng thời gian cho phép, thời gian này là trung và dài hạn (tính bằng năm thậm chí hàng chục năm).
Vì sao cần chiến lược và lợi ích của chiến lược là gì? Khi có chiến lược đúng và thực hiện đủ sẽ đem lại hiệu quả về đầu tư, từ tâm sức, thời gian, đến tài chính, … đạt mức tốt nhất và cao nhất cùng các lợi ích vô hình. Nếu không có chiến lược hay khi chiến lược và việc thực hiện sai lầm thì thiệt hại thường khó lường, sẽ tổn thất nhiều, thậm chí tổn thương lớn mà kết quả thu nhận không bao nhiêu, thậm chí không kết quả hay bị âm vốn, phá sản, mất niềm tin…
Do vậy, doanh nghiệp cần hết sức quan tâm và thận trọng khi làm chiến lược. Cụ thể, một chiến lược được lập dựa trên 5 thành tố quan trọng gồm:
- Mục tiêu
- Tam đối
- Nguồn lực và hiện trạng
- Môi trường hoạt động và kinh doanh
- Cuối cùng là thời gian và thời hạn
Đây là các thành tố quan trọng cần quan tâm, tìm hiểu, làm rõ, phản biện và thống nhất một cách hợp lý, khả thi trong hệ thống khi hoạch định hay xây dựng chiến lược.
Cần chú ý rằng với mục tiêu thì cần phải đạt Tam Định (Định tính, Định lượng và Định thời) cũng như phải đủ cao để với và đủ gần để tới hay SMART. Riêng về Tam đối, (tức đối tượng mục tiêu; đối tác và đối thủ) từ kinh nghiệm cá nhân, chúng tôi cho rằng đây là thành tố rất quan trọng mà hầu hết mọi người bỏ qua nên chiến lược làm ra không được phù hợp, không được hiểu đúng, không được khả thi, hay khi triển khai không được trọn vẹn, không được hiệu quả. Lưu ý rằng dù B2B, B2C, B2G, …hay gì đi chăng nữa thì vẫn chỉ là H2H hay P2P tức Con người hướng đến Con người.
Dĩ nhiên, chiến lược dù lớn hay nhỏ, cho cá nhân, phòng ban, hay tổ chức đều phải xác định rõ thời gian và thời hạn. Thời gian cho chiến lược phải hướng về tương lai, thời hạn cho chiến lược thường tính bằng năm, thời hạn dài hay ngắn phụ thuộc năng lực tư duy, tổng hợp thông tin, phân tích dữ liệu,… dự báo của cá nhân hay tổ chức.
Đến đây có lẽ nhiều người sẽ tò mò hỏi thêm, như vậy liệu những ai cần tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược? Câu trả lời là người triển khai và thực hiện chiến lược là người chính, ngoài ra cần các thành viên liên quan, tích cực cho cả hàng dọc (ít nhất là trên 1 cấp và dưới 1 cấp) và hàng ngang (các bộ phận chức năng tương đương có tương tác khi triển khai chiến lược). Với cấp cao nhất CEO cùng HĐQT nên mời những đối tác chiến lược thực sự cùng tham gia trong giai đoạn đầu (tổng hợp và phân tích thông tin) giai đoạn sau chi tiết thì nên làm nội bộ. Chiến lược nên đi từ tổng quát đến chi tiết, từ chiến lược công ty đến chiến lược kinh doanh, chiến lược chức năng, chiến lược triển khai, chiến lược giám sát đánh giá,… để đảm bảo tính ổn định và hệ thống xuyên suốt chiến lược, triển khai linh hoạt thích ứng mà không mất kiểm soát, bám sát thực tiễn và kịp thời hiệu chỉnh.
Sau khi hoàn tất quá trình rất vất vả, và nhiều khi phải tổng hợp, phân tích, chọn lọc, sắp xếp ưu tiên,… của cả tập thể có năng lực, làm việc với tinh thần và thái độ tích cực mới xong chiến lược, thì doanh nghiệp có thể và nên rút gọn tóm tắt trong vài trang theo cấu trúc, mô hình, hay vài câu khẩu quyết dễ lưu, dễ nhớ.
Chiến lược nên Khoe hay Che? Về nguyên tắc thì chiến lược cần truyền thông cho tất cả những người liên quan trong quá trình triển khai biết để cùng hành động, phối hợp nhịp nhàng nhằm đạt mục tiêu chung. Ở một số nơi, chiến lược thường bị che dấu bởi vì hoặc họ không có chiến lược, hay chiến lược làm chưa tới, chưa hoàn chỉnh; hoặc họ sao chép chiến lược;… hoặc không ý thức được Chiến lược là như đã giải thích. Chú ý rằng khi chiến lược dựa trên chính mình với đặc điểm riêng có của mình thì không không ai có thể làm tốt như mình được nên không cần sợ người ta biết, người ta sao chép.
Vậy đấy! Chiến lược rối rắm hay đơn giản là do sự quan tâm, suy nghĩ, tích hợp nguồn lực trong quá trình thiết kế, hoạch định cho đến khi triển khai. Tất cả tuỳ thuộc sự chọn lựa của bạn!
Nguồn: blogthietke.info
Khatech Academy
TP. HCM: 208 Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông , Quận 7. Số 41 Đ2KDC Jamona Golden Silk
TP. Nha Trang: 43 Lê Hiến Mai (A5), P. Phước Hải, TP. Nha Trang
Điện thoại: 090.1919.787 – 0982.546.909
Email: info@khatech.com
Kết nối với chúng tôi qua:
Bài viết mới
Thuê Tài Xế Chở Về – Giải Pháp An Toàn Sau Mỗi Buổi Tiệc
KHOÁ HỌC AIMO – ỨNG DỤNG AI TRONG MARKETING ONLINE
KHÓA HỌC AI MASTER – ỨNG DỤNG AI TĂNG X5 HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC